Y tế học đường 03/01/2014 10:15:40
Những Điều Cần Biết Về Ngất, Xỉu
Ngất, còn gọi là chết giấc, là trạng thái mất ý thức một cách đột ngột, thoảng qua. Tình trạng ngất xỉu xảy ra khi lượng máu lưu thông lên não bị giảm đột ngột. Nếu người thân, bạn bè bị ngất mà không mời được bác sĩ hoặc đang ở xa cơ sở y tế, bạn vẫn có thể tự xử trí.
Nguyên Nhân:
Nguyên nhân có thể do: xúc động, quá mệt; thay đổi tư thế bất chợt; nồng độ đường trong máu thấp; nhịp đập của tim bất thường; lên cơn đau tim; quá tức giận… Trừ vài trường hợp ngất gặp trong các bệnh tim mạch, huyết áp, nói chung ngất không phải là một bệnh.
Nhiều người có thể bị ngất cùng thời gian tại một nơi đông đúc, nóng; khi quá mệt, lúc bụng đói hay gặp việc gì gây uất ức. Dậy thì cũng có thể là một yếu tố, vì ở tuổi này, các cảm xúc rất nhạy cảm.
Nếu tình trạng ngất hoặc chóng mặt thường xảy ra khi đột ngột đứng dậy, cần chú ý để tránh. Khi đang nằm muốn ngồi dậy, hay khi đang ngồi muốn đứng dậy hãy làm từ từ. Không đứng lâu quá một chỗ.
Nếu có tình trạng chóng mặt sau khi dùng một loại thuốc nào đó, nên báo cho bác sỹ điều trị biết để đổi thuốc.
Đối với sinh viên ngoài các trường hợp ngất do Tim mạch, Thần kinh, Hô hấp thì nguyên nhân hay gặp là do Hạ đường huyết, các yếu tố về tâm lý.
Các dấu hiệu chung của ngất:
Người bệnh đột ngột ngã lăn ra bất tỉnh. Ngoài việc mất ý thức tạm thời (bất tỉnh), bệnh nhân còn nhức đầu, hoa mắt, ủ rủ, dể bị kích động, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, vã mồ hôi lạnh, bụng đói cồn cào, có thể co giật. Tất cả các dấu hiệu trên diễn biến nhanh trong vòng 3 phút, rồi bệnh nhân hồi tỉnh.
Cách xử trí ngất:
Cần cho bệnh nhân nằm nơi thoáng mát, yên tỉnh, nới lỏng quần áo hoặc những chỗ thắt chặt khác.
Tác động vào huyệt nhân trung. Huyệt này nằm ngay dưới gốc mũi, ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung. Cần khẩn trương bấm huyệt ngay sau khi người bệnh có biểu hiện ngất nhằm giúp họ thoát khỏi tình trạng này càng nhanh càng tốt.
Lấy đầu ngón tay cái bấm vuông góc vào huyệt vị hoặc dùng một vật có đầu nhọn (như đầu bút bi, bút chì) ấn mạnh vào huyệt. Cần bấm nhanh, mạnh, dứt khoát. Nếu điều kiện cho phép đưa bệnh nhân đên các cở sở y tế nhà trường hoặc các cở sở y tế gần nhất.
Các biện pháp phối hợp:
- Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân (để tăng lượng máu nuôi dưỡng não), nghiêng đầu sang một bên (để tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi) - Cho ngửi tinh dầu như dầu cao Trường Sơn, dầu Gấu..., xoa dầu vào nhân trung. - Nếu có điều kiện, nên cho bệnh nhân đắp chăn ấm, tránh gió lùa. - Cung cấp lượng đường cho cở thể nếu ngất do hạ đường huyết.
Các biện pháp nâng cao sức khỏe:
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hợp lý.
- Ăn uống đầy đủ khi đến trường, nhất là buổi sáng.
- Có thời gian biểu học tập, vui chơi hợp lý.
- Tạo môi trường sống học tập lành mạnh tránh căng thẳng.
- Tham gia các hoạt động vui chơi ngoại khóa do nhà trường tổ chức.
- Đến các cở sở y tế hiện đại kiểm tra nếu thường xuyên xảy ra tình trạng ngất.
CNĐD: Nguyễn Xuân Thành
» Tin mới nhất:
- Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2015 (18/03/2015 09:16:51)
- Thông báo về việc tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của sinh viên năm học 2014-2015 (08/08/2014 03:44:30)
- Công văn số 4498/UBND-SYT ngày 16/08/2022 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết. (18/08/2022 01:07:26)
- Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học (11/09/2020 08:56:37)
- Thông báo Tổng truyền thông về phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết (29/11/2018 02:07:49)
- Thông báo về việc nhận Thẻ BHYT năm học 2018-2019 (09/11/2018 08:08:22)
- Thông báo danh sách các cơ sở khám chữa bệnh thông tuyến trên địa bàn TP Đà Nẵng (09/11/2018 08:06:03)
- Thông báo về tăng cường phòng, chống bệnh sốt xuất huyết (29/10/2015 10:06:28)
- Sinh viên Duy Tân Hiến máu Nhân đạo đầu Năm học (07/10/2015 08:07:25)
- Lưu Ý Khi Sử Dụng Nước Oxy Già (08/09/2015 07:37:52)
» Tin khác: